Thứ Năm 28/11/2024 -- 28/10/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng Thái Hậu. Nhân Thái Hậu nằm mộng thấy thần nhân trao cho hai thanh kiếm và bảo: “Thượng đế có sắc, cho ngươi tự chọn lấy.” Thái Hậu chợt cười, bỗng được cây kiếm ngắn, do đó có thai. Khi sinh Ngài ra, thân sắc như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là Kim Phật. Bên vai phải Ngài có nốt ruồi đen như hạt đậu to, những người xem biết và bảo rằng: “Ngày sau sẽ hay gánh vác việc lớn.” Từ nhỏ, tuy ở ngôi vị sang cả nhưng tâm Ngài hâm mộ Thiền tông.

Xem tiếp...

Từ hông ngực lưu xuất

Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn lúc còn đi tham học, có lần cùng Thiền sư Nham Đầu Toàn Khoát đi đến Ngao Sơn ở Lễ Châu, tỉnh Hồ Nam. Gặp lúc trời trở tuyết (tuyết xuống quá nhiều), hai Ngài dừng lại. Nham Đầu suốt ngày chỉ nhàn nhã ngủ, còn Tuyết Phong lúc nào cũng chuyên chú ngồi thiền. Một hôm, Tuyết Phong gọi: “Sư huynh! Sư huynh! hãy dậy.”
    Nham Đầu hỏi:
    - Làm cái gì?

Xem tiếp...

Khi mê Thầy độ - ngộ rồi tự độ

Khi me thay do ngo roi tu doLục Tổ Huệ Năng (638 - 713 T.L) họ Lư, tổ tiên quê ở Phạm Dương, cha tên Hành Thao mẹ là Lý Thị. Đời Võ Đức (618-627 T.L) nhà Đường cha Ngài làm quan ở Nam Hải, sau dời về Tân Châu và Ngài được sanh ra ở đó.

Năm Ngài được ba tuổi, cha mang bệnh rồi mất, mẹ thủ chí nuôi con. Ngài lớn lên trong gia đình rất nghèo túng. Mỗi ngày, phải vào rừng đốn củi đem ra chợ đổi gạo mang về nuôi mẹ.

Xem tiếp...

Chẳng thể thay thế

Thiền sư Đạo Khiêm ở Chùa Khai Thiện, phủ Kiến Ninh. Ban đầu đến kinh sư, Sư nương theo Thiền sư Viên Ngộ, nhưng không có chỗ tỉnh ngộ. Sau, Sư nương theo Thiền sư Diệu Hỷ ở Am tại Tuyền Nam. Đến khi Thiền sư Diệu Hỷ lãnh Kinh Sơn, Sư cũng đi theo hầu. Ít lâu sau, Diệu Hỷ sai Sư đến Trường Sa đem thư cho Ngài Trương công tử Nham, Sư tự bảo: “Ta tham thiền đã hai mươi năm rồi mà không có chỗ vào, bây giờ lại phải đi chuyến này nữa thì chắc chắn sẽ bị bỏ hỏng mất.” Trong lòng Sư không muốn đi. Bạn của Sư là Tông Nguyên quát bảo:

- Không thể cho rằng trên đường đi lại không tham thiền được. Hãy đi! Tôi sẽ cùng đi với huynh.


Khi ấy, bất đắc dĩ nên Sư mới đi. Trên đường Sư khóc than với Tông Nguyên:

- Tôi tham thiền một đời trọn không có chỗ đắc lực, nay lại phải bôn ba trên đường thì làm sao có thể tương ưng!

Tông Nguyên bảo:

- Huynh hãy đem những điều đã tham được, ngộ được ở các nơi, những điều của ngài Viên Ngộ hay của ngài Diệu Hỷ nói được cho huynh đều chẳng cần nhận hiểu. Trên đường đi, nếu như việc nào tôi có thể thay thế làm giúp huynh được thì tôi nhất định sẽ làm thay nhọc cho huynh. Nhưng chỉ trừ có năm việc tôi không thể thay thế cho huynh được mà chính huynh phải tự đảm đang lấy.

Sư hỏi:

- Là năm việc gì?

Tông Nguyên đáp:

- Mặc áo, ăn cơm, đi đại, đi tiểu và chính huynh phải mang cái thân này trên suốt quảng đường đi.

Ngay lời nói ấy Sư liền lãnh hội được ý chỉ, bất chợt hươ tay múa chân. Tông Nguyên bảo:

- Bây giờ đây ông mới có thể đem thư, nên tiến tới, tôi về trước.

Tông Nguyên trở về Kỉnh Sơn. Nửa năm sau Sư mới trở lại. Ngài Diệu Hỷ vừa trông thấy Sư đã vui mừng nói:

- Gã ở Kiến Châu, lần này ông có khác!

(Truyện tranh thiền, Tổ đường Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã)

Chỉ biết ngày tháng này

Thời Lý, Phật giáo Thiền tông ở Việt nam đã khởi sắc với sự ra đời khai thị, giáo hóa của nhiều vị Thiền sư nổi tiếng. Thuộc đời thứ sáu, dòng Vô Ngôn Thông, Thiền sư Thiền Lão là một trong những vị Thiền sư nổi tiếng thời bấy giờ. Không rõ tên họ và sanh quán của Sư ở đâu. Chỉ biết Sư đến tham học với Thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ, thầm được tâm yếu. Về sau, Sư tìm đến ở tại Từ Sơn, trụ trì chùa Trùng Minh trên núi Thiên Phúc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt nam. Thiền phong của Sư lan khắp, học giả theo học có trên ngàn người, cảnh chùa này trở thành một tùng lâm hưng thạnh.

Khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038) vua Lý Thái Tông thường đến viếng chùa Sư. Vua hỏi:

- Hòa thượng ở núi này đã được bao lâu?

Sư đáp:

Chỉ biết ngày tháng này
Ai rành xuân thu trước.

(Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu xuân thu.)

Hoặc:

Sống ngày nay chỉ biết ngày nay,
Xuân thu ngày trước ai hay làm gì!

Vua hỏi:

- Hằng ngày Hòa thượng làm gì?

Sư đáp:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)

Vua lại hỏi:

- Có ý chỉ gì?

Sư đáp:

- Lời nhiều sau vô ích.

Vua hoát nhiên lãnh hội.

Về cung, vua sai sứ đến chùa thỉnh Sư vào triều làm cố vấn. Khi đến nơi, Sư đã viên tịch. Vua rất đỗi mến tiếc, ngự chế thi và ai vãn, sai Trung sứ đến cúng và tặng lễ, thu linh cốt xây tháp cúng dường. Tháp dựng tại cửa núi, vua còn cho trùng tu lại ngôi chùa Sư ở và sắp đặt người lo hương hỏa sớm hôm.

(Trích tTRUYỆN TRANH THIỀN Tổ đường Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã)


Buông xuống

Thời đức Phật còn tại thế, có vị Bà-la-môn tên Hắc Chỉ, hai tay cầm hai bình hoa vận thần thông bay đến dâng lên đức Phật. Ngài bảo:

- Buông xuống!

Xem tiếp...

Cao và xa

Tại Thiền viện Long Hổ, trên bức tường trước chùa, chư tăng đang chú tâm vẽ tranh rồng và cọp đấu nhau. Rồng thì ở trong mây cuộn mình lao xuống. Cọp thì chực sẵn trên núi dốc sức phóng vồ lên. Chư tăng cứ tô đi vẽ lại, đổi tới đổi lui mãi, nhưng nhìn chung cái thế vẫn chưa xứng. Vừa lúc ấy, Thiền sư Vô Đức (Thiền sư Thiện Chiêu ở Phần Dương) từ bên ngoài trở về, chư tăng liền mời Ngài xem và xin ý kiến.

Thiền sư Vô Đức xem xong, nói:

- Về hình dáng bên ngoài của rồng và cọp thì vẽ tốt rồi. Nhưng về đặc tính của rồng và cọp thì các huynh có hiểu chăng? Rồng trước khi tấn công thì đầu nó phải rút lùi về phía sau. Cọp khi muốn nhảy vồ lên thì đầu nó phải hạ thấp xuống đất. Cổ rồng rút lùi về phía sau càng nhiều thì sức quật lại càng mạnh. Đầu cọp càng hạ sát mặt đất thì khả năng tấn công càng nhanh và nhảy vồ lại càng cao.

Xem tiếp...

Tâm thiền thỉnh chuông

Một hôm, Thiền sư Dịch Thượng ngồi thiền vừa xuất định. Ngay khi đó, một hồi chuông ngân nga vang đến. Sư chú ý lắng nghe đợi cho đến khi tiếng chuông dứt. Sư gọi Thị giả hỏi:
- Sáng sớm hôm nay ai thỉnh chuông vậy?
Thị giả thưa:
- Đó là một vị Sa-di mới đến tham học.
Sư bảo thị giả gọi Sa-di ấy đến. Sư hỏi Sa-di:
- Sáng sớm hôm nay con dụng tâm như thế nào để thỉnh chuông?
Sa-di ngạc nhiên không biết vì lý do gì mà Ngài hỏi như vậy, bèn thưa:
- Con không có tâm tình đặc biệt gì khác, chỉ là thỉnh chuông là thỉnh chuông vậy thôi.
Thiền sư Dịch Thượng bảo:


- Con chẳng thấy được sao? Khi mà con thỉnh chuông thì trong tâm con nhất định là có niệm đến một chút gì. Nhân vì hôm nay ta nghe tiếng chuông của con âm thanh nó rất là trong sáng, chính người có chánh tâm, thành ý mới phát ra được tiếng chuông này .
Sa-di ngẫm nghĩ một chút rồi thưa:
- Bạch Thầy! Thật ra thì cũng không có ý niệm gì đặc biệt. Chỉ là trước kia chưa đi tham học, Thầy của con ở chùa thường răn nhắc “Khi thỉnh chuông, phải tưởng đến chuông tức là Phật, phải thật chí thành trai giới, kính chuông cũng như Phật. Dùng cái tâm thiền như lúc nhập định và dùng cái tâm lễ bái mà thỉnh chuông.”
Nghe xong, Thiền sư Dịch Thượng rất hài lòng và ân cần khuyên nhắc thêm:
- Sau này khi có xử lý các việc, con cũng chẳng nên quên được một điều là “đều nên giữ gìn cái tâm thiền đã thỉnh chuông sáng hôm nay.”
Sa-di nghe như vậy rồi, từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, chú nuôi thành một thói quen như vậy, luôn luôn cung kính, kính cẩn. Chẳng những thỉnh chuông mà khi làm bất cứ một việc gì, hễ vừa động một chút niệm  thì liền nhớ đến lời khai thị của Thiền sư Dịch Thượng và vị Thầy thế độ nên luôn luôn giữ cái tâm thiền thỉnh chuông đó thôi.
Sau này, Sa-di chính là Thiền sư Sâm Điền, Ngộ Do.

Cơ duyện ngộ đạo của Phật Tổ: Tổ Ma- Ha- Ca- Diếp

Thủa bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

- Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia.

Xem tiếp...

Cơ duyên ngộ đạo của Phật Tổ: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngài giáng sinh ở xứ trung Ấn Ðộ, cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng Hậu Ma Da, Thuở nhỏ Ngài diện mạo càng thêm khôi ngôi, tài năng càng phát lộ gấp bội. Mặc dù như thế Ngài không bao giờ tỏ vẻ ngạo mạn, khinh người. Ngài có một thái độ rất hòa nhã ôn hòa, vô tư, bình đẳng. Mặc dù sống một cuộc đời quá đầy đủ: Nào chức tước danh vọng, nào lâu đài cung điện, nào đàn ca múa hát, nào vợ đẹp con ngoan, nhưng Ngài vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài cho cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật, mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ.

 

Xem tiếp...

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1217273
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1825
4135
18115
1175483
102276
118095
1217273