Thứ Năm 28/11/2024 -- 28/10/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Sách "Dụng Công Tu Thiền" - CHƯƠNG 4: BUÔNG XUỐNG 1. DẪN NHẬP.


CHƯƠNG 4:

BUÔNG XUỐNG

 1.  DẪN NHẬP.

Thời đức Phật còn tại thế, có vị Bà-la-môn tên Hắc Chỉ, hai tay cầm hai bình hoa vận thần thông bay đến dâng lên đức Phật. Ngài bảo:

Buông xuống!

Bà-la-môn liền buông bình hoa trên tay trái của mình xuống. Đức Phật nói tiếp:

Buông xuống!

Bà-la-môn tiếp tục buông bình hoa trên tay phải xuống nữa. Đức Phật lại bảo tiếp:

Buông xuống!

Lúc ấy, Bà-la-môn Hắc Chỉ nói:

Trên tay con chỉ có hai bình hoa, con đã buông hết xuống rồi, không còn cái gì để buông nữa. Xin hỏi bây giờ Ngài muốn con buông cái gì xuống?

Đức Phật nói:

Ta không hề bảo ông buông cái bình hoa kia. Cái ta muốn ông buông xuống chính là sáu căn, sáu trần và sáu thức. Ngay đây, những thứ đang dính chặt trong tâm ông, tất cả đều được buông xuống. Và khi không còn cái gì để buông nữa, thì đang từ trong gông cùm sanh tử, ông liền được thoát ra ngoài.

Ngay lời dạy của đức Phật, Bà-la-môn Hắc Chỉ như người mù được sáng mắt, hiểu rõ đạo lý “buông xuống” của Ngài.

Từ câu chuyện đức Phật khai thị cho Bà-la-môn Hắc Chỉ, bài pháp buông bỏ được nhiều người biết đến. Khi tu hành, ai cũng nghĩ đến trước tiên phải biết buông xả, yểm ly (chán ghét và xa lìa sanh tử, thế gian). Nếu vậy thì ai là người phải làm việc để có phương tiện vật chất hộ cho mình tu? Còn không buông, phải làm việc để đảm bảo cho cuộc sống thì coi như là chưa quyết chí tu hành cho rốt ráo. Vậy phải buông như thế nào mới đúng nghĩa tu hành?

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1217677
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2229
4135
18519
1175483
102680
118095
1217677